Rồi Mai Đây

Nguyên tác: Lo Mucho Que Te Quiero
Nhạc & lời: René Ornelas & René Herrera
Lời Việt: Trường Kỳ
Trình bày: Triệu Vinh & Lê Vũ
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
Ghi âm: TV Studio & LeVuMusic Studio
Final mix: LeVuMusic Studio
Photo & graphics: MarcMarc

NT:  Dòng nhạc Tejano xuất hiện từ Texas (Tejas theo tiếng Mễ Tây Cơ) là một loại nhạc Mễ lai American pop.  René y René, hai ca sĩ cùng tên, và ca khúc Lo Mucho Que Te Quiero đã khiến thế giới âm nhạc lưu tâm đến một loại nhạc có tiết tấu nhộn nhịp và giai điệu thật lả lơi này.  Năm 1969, ca khúc này đã được xếp hạng nhì ở Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, vào thời kỳ nhạc trẻ thịnh hành, nhạc sĩ Trường Kỳ đã viết lời Việt và đặt tựa là Rồi Mai Đây, được đôi song ca Minh Xuân Minh Phúc trình bày, và rất được ưa chuộng trong giới… choai choai.

Đến đây thì tôi muốn… lạc đề một chút. 

Ngôn ngữ là một phần nền tảng của văn hóa.  Văn hóa sống thì sẽ có ít hoặc nhiều thay đổi.  Ngôn ngữ cũng như vậy.  Những thay đổi này sẽ dẫn dắt văn hóa đi về đâu, tốt đẹp hơn hay tệ lậu hơn thì chẳng ai biết.  Nhưng chắc chắn là có thay đổi. Vì vậy tôi vẫn hay theo dõi báo chí và tìm hiểu thêm chữ… mới.

Dạo này, tôi thấy có nhiều chữ lạ xuất hiện trên báo chí quốc nội, những chữ kép với thành phần riêng rẽ đều có cùng một nghĩa, ví dụ như “an yên”.  Theo từ điển Hán Nôm, cả “an” lẫn “yên” đều có nghĩa an lành, an bình.  Ráp hai chữ lại chẳng làm rõ nghĩa gì hơn.  Có phải nhà “ngôn ngữ học” nào đó đã cho rằng ráp lại chữ “an yên” sẽ tăng gấp đôi cái an lành chăng?

Cũng theo cách ráp chữ này, có chữ “cặp đôi”.  Tôi tự hỏi: có cặp nào mà không đôi?  Chẳng lẽ có cặp… chiếc?  Một cặp hay một đôi thì dễ hiểu vì ta phân biệt được một cặp (hai người) hay hai cặp (bốn người).  Và tôi chắc chắn cặp đôi không phải bốn người. 

Nhưng rất thời thượng.

Vì vậy, theo thời, tôi xin giới thiệu đến các bạn KẻJazz ca khúc Rồi Mai Đây tuần này được làm mới qua “cặp đôi” Lê Vũ Triệu Vinh.

LV: Nói chuyện ngoài lề trước. Theo tôi nghĩ thì từ “cặp” trong cụm từ “cặp đôi” chỉ có nghĩa là số nhiều thôi, chứ không phải là 2. Còn không thì chẳng lẽ “cặp ba, cặp bốn” có nghĩa là 6 hay 8 sao? Ngôn ngữ đôi lúc lắc léo như thế. Chỉ là tùy theo quen dùng như thế nào thì cứ theo như vậy thôi. Logic bỏ qua một bên.

Giờ xin trở lại đề chính của bài cho lên tuần này.

Rồi Mai Đây (Lo Mucho Que Te Quiero) là một trong những bài nhạc gợi cho tôi nhiều kỷ niệm nhất trong những ngày đầu tập tãnh chơi nhạc, ôm đàn nghêu ngao. Bài nhạc có âm điệu tình tứ, dễ nghe và lại dễ đánh cho những tay mới học đàn. Nhưng đặc điểm của bài nhạc đầy kỷ niệm này là phần bè phụ họa. Qua bài này tôi mới vỡ lòng được bè quãng ba, quãng năm. RMD được viết theo thể loại Latin pop bởi René y René, một cặp ca nhạc sĩ từ Texas trong cuối thập niên 60. Vì là nhạc Tejano pop nên phong cách bài rất chính thống, dễ được cảm nhận với giới nghe nhạc Việt. Đó cũng là ưu điểm của RMD. Hầu nghe nghe qua một vài lần là ai cũng có thể hát được; thậm chí hát được bè cho bài nếu có chút khả năng thẩm âm.

Bài chẳng có chút hơi hám gì của jazz, cũng không có biến chuyển gì đặc biệt khác thường. Nhưng với tôi bài này là thuở ban đầu, là cánh cửa mở ra cho tôi được nhìn thấy thế nào là thế giới muôn mầu của âm nhạc.

Từ Rồi Mai Đây ngày đó, tôi đã nghe và mong mỏi được nghe thêm những “Rồi Mai Đây” khác nữa…

Rồi Mai Đây

Rồi mai đây khi mình xa nhau nhớ đến nhau hoài
Rồi mai đây khi tình bay xa nhớ đến hôm này
Còn mãi mãi những gì mình chất chứa trong lòng
Còn cho nhau chút dư hương, đừng tiếc nhau gì vấn vương

Mình xa nhau xin đừng quên nhau, chớ trách nhau gì
Mình xa nhau xin đừng quên mau, nắng sẽ phai màu
Đừng khóc nữa gió buồn vì mắt ướt hoen rồi
Đừng cho nhau tiếng than van, đừng nói lên lời khóc than.

Ngày xa nhau mưa buồn giăng mau, cất bước âu sầu
Ngày xa nhau tâm hồn thương đau, khói thuốc không màu
Mình nhớ mãi chuỗi ngày nào đó đã xa rồi
Mình chia tay gió bay bay, còn đó khung trời xám mây.

Rồi mai đây khi mình chia tay, nhớ đến hôm nay
Rồi mai đây trong giờ chia ly, nhớ phút giây này
Hồn quyến luyến những gì mình đã cho nhau rồi
Đành xa nhau chớ đi mau, sợ vỡ tan tình bấy lâu.

Lo Mucho Que Te Quiero

Quisiera que supieres vida mia
Lo mucho que to quiero y que te adoro
Tu vivas en mi pensamiento y ahora me
Arrepiento si yo te hice llorar

Yo nunca te hablo a ti con la mentira
Yo siempre to hablo a ti con la verdad
Quisiera que olvides el pasado
Que vuelvas a mi lado
Que tengas compassion

Believe me when I say how much I love you
Believe me when I say how much I care
Forgive me, give me peace of mind
All I need is time to prove my love for you

Quisiera que supieres vida mia
Lo mucho que to quiero y que te adoro
Tu vivas en mi pensamiento y ahora me
Arrepiento si yo te hice llorar

Ru Lời Cầm Viên

Nguyên tác: Lullaby of Birdland
Nhạc: George Shearing
Lời: George David Weiss
Lời Việt: Nguyễn Thảo
Trình bày: Nguyễn Thảo
Hòa âm & phối khí: Lê Vũ
Ghi âm: ElevenSixteen Soundscape
Final mix: LeVuMusic Studio
Photo & graphics: MarcMarc

NT:  Tôi thật khoái trá khi bản dịch này hoàn tất sau bao nhiêu tháng bức tóc bức tai với chữ nghĩa.  Vậy đó.  Có nhiều ca khúc tự câu cú cứ ào ào đến.  Rồi có cái như bài này nó cứ rả rích nhưng không chịu nghẽn luôn cho tôi tiện việc sổ sách.

Khi bạn nhận được bài nhạc, bạn tỏ ý thích ca khúc này, nhưng lại có vấn đề với tựa đề lẫn lộn Hán và Việt. 

Lẽ ra tôi nên giữ nguyên chữ Birdland, vì đây là tên của một jazz club ở thành phố New York.  Chữ Bird là tên thân mật bạn bè dành cho người nhạc sĩ nổi tiếng với cây kèn saxophone Charlie Parker.

Câu chuyện như thế này: trên một chuyến đi lưu diễn, xe của anh tông phải một con gà vừa trốn thoát từ trại gà ven xa lộ.  Anh đã bảo người bạn dừng lại để lượm “món quà” bất ngờ này.  Vào thời điểm đó, những nhạc sĩ da đen, tuy nổi tiếng, nhưng không được ở trong hotel hoặc những nhà trọ trong khu da trắng.  Họ phải trú tạm với những gia đình Mỹ đen, trong khu vực dành cho Mỹ đen.  Khi đến chỗ trọ, anh đã nhờ người chủ nhà nấu dùm con gà cho ban nhạc ăn.  Từ đó, anh được gọi là Yardbird (chữ gọi chung gà vịt), hay gọi tắt là Bird.

Birdland là jazz club nơi hằng đêm Charlie “Bird” Parker đã ru bao nhiêu người vào thế giới ảo mộng bằng tiếng kèn của anh. 

Dịch Birdland thành Trại Gà, nghe… thô tục quá.  Viên Cầm nghe thi vị hơn, ít ra là đối với tôi.  Tôi bảo bạn, Hán và Việt vẫn được dùng chung rất thường vào thời trước, ví dụ như vườn bách thảo, loài cầm thú, máy bay trực thăng, v.v…

May quá, có lẽ bạn thấy cái tên cũng chỉ là chuyện nhỏ, nên bỏ qua luôn.

Ru Lời Cầm Viên

Có tiếng ru trong Viên Cầm thật thiết tha
Tựa tiếng hơi thở của ai?
Có lắng nghe trong tâm tư niềm nhớ thương nào chẳng nên lời
Đã rung động trái tim mình

Có lúc nao nghe đôi chim gù giữa khuya
Gọi giấc mơ tìm gối chăn?
Có biết không gian quanh đây lộng những giai điệu
Ngát hương nồng ngọt môi hôn

Và khi nghe gió về giữa liễu ngàn
Hồ như rấm rứt lời khóc than
Đừng cho ta phút lệ cứ tuôn tràn 
Vì nghe em nói lời đắng cay lúc chia tay

Thế tiếng ru trong đêm này thật ấm êm
Nồng chiếc hôn, rồi vút lên
Chới với đôi ta đang bay lạc giữa tiếng kèn phút mơ mòng
Trái tim này đã yêu rồi
Hồn say khướt giữa giấc yêu…

Lullaby of Birdland

Oh, lullaby of Birdland whisper low
Always here, when you sigh,
Never in my woodland could there be words to reveal
In a phrase how i feel

Have you ever heard two turtle doves
Bill and coo when they love?
That's the kind of magic music we get from our lips
When we kiss

And there's a weepy old willow
He really knows how to cry
That's how i'd cry in my pillow
If you should tell me farewell and goodbye

Lullaby of Birdland whisper low
Kiss me sweet, then we'll go
Flying high in Birdland, high in the sky up above
All because we're in love

All because we're in love
%d bloggers like this: