Nhạc & lời: Joseph Elie De Boeck Oscar Saintal, & Salvatore Adamo Lời Việt: Nguyễn Thảo Trình bày: Nguyễn Thảo Hòa âm & phối khí: Lê Vũ Ghi âm: Eleven-Sixteen Soundspace Final mix: LeVuMusic Studio Photo & graphics: MarcMarc
NT: Trước hết, tôi phải chúc bạn cũng như tất cả bằng hữu của KẻJazz một năm mới đầy may mắn và thật nhiều hạnh phúc.
Nhân ngày đầu năm 2021, xin hỏi bạn một câu hỏi hơi cắc cớ nhé: vì sao mà người Việt lại hay dùng tháng Chạp và tháng Giêng để gọi tháng cuối cùng và tháng đầu tiên trong năm, tuy những tháng khác vẫn theo đúng thứ tự hai, ba, tư?
LV: Tôi không biết năm ngoái tôi có làm gì cho bạn giận dỗi không mà đầu năm 2021 bạn hỏi tôi câu cắc cớ quá! Thêm nữa tôi chẳng là học giả nghiên cứu tiếng Việt nên câu hỏi này chỉ có thể mầy mò tìm tòi trên mạng thôi. Ai có hiểu biết sâu rộng cặn kẽ gì xin mời góp ý. Riêng tôi thì trước khi mò trên mạng cũng đoán là chữ tháng Chạp và tháng Giêng thể nào cũng có liên quan đến tiếng Hán. Ngàn năm bị đô hộ thì làm sao tránh khỏi.
Y như rằng, trên mạng cũng nói tháng Chạp có dính dáng đến chử Lạp của Tàu (như lạp xưởng) là thịt. Tôi chẳng biết gì hết nhưng luôn nhớ là tháng Chạp được nhậu nhẹt đình đám nhiều thích lắm. Và dĩ nhiên lúc nhậu thì phải có thịt rồi. Nên Lạp thành Chạp mấy hồi. Lúc say rồi nói lẫn lộn thành quen. Đoán vậy.
Còn trên mạng cũng nói tháng Giêng là bắt nguồn từ hai chữ Chinh Nguyệt. Cái này thì tôi chịu thua. Không hiểu tại sao Chinh Nguyệt thành Giêng (?). Hay là vì nói lơ lớ theo giọng Tàu? Quá sức tưởng tượng của kẻ mơ mơ hồ hồ như tôi. Thôi đành để bạn hay thính giả nào hiểu biết hơn trả lời hộ cho vậy.
Tôi cũng thắc mắc tại sao đang từ bài nhạc Tây về tuyết bỗng qua bàn về thịt với tiếng Tàu (?) Nhưng năm 2020 là một năm điên rồ, quái dị cho nên tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên cho lắm. Thôi thì mong năm 2021 mang đến cho mọi người ít ngạc nhiên, nhiều vững vàng, chắc chắn hơn.
NT: Cám ơn bạn. Đầu năm được cười một mẻ thì chắc được hên cả năm.
Tuyết RơiNgoài kia tuyết rơi nhiều Em chẳng đến, nên đêm quạnh hiu Trời khuya tuyết mênh mông Trong đêm vắng riêng anh chờ trông Cây khô đứng im ven đường Giá băng rơi lệ trắng mờ Tiếng chim trên cành kêu sương Khóc than đêm dài cô đơn Em chốn nao cho anh đợi chờ? Cho trái tim anh thêm nhạt nhòa. Tuyết không ngưng, lòng thêm đau Thương nhớ ôi bao giờ qua mau… Phiền muộn kín vây quanh đây. Giá băng, hiu quạnh lấp đầy. Nỗi cô đơn màu tang thương Không có em đêm càng thê lương. Em chốn nao cho anh mỏi mòn, Cho mắt môi xanh xao đêm trường. Tuyết mãi rơi hoài, không nguôi Chôn lấp đi mối tình đơn côi.
Tombe la neige Tombe la neige Tu ne viendras pas ce soir Tombe la neige Et mon cœur s'habille de noir Ce soyeux cortège Tout en larmes blanches L'oiseau sur la branche Pleure le sortilège Tu ne viendras pas ce soir Me crie mon désespoir Mais tombe la neige Impassible manège Triste certitude Le froid et l'absence Cet odieux silence Blanche solitude Tu ne viendras pas ce soir Me crie mon désespoir Mais tombe la neige Impassible manège
Nghe Tombe La Neige chợt nhớ về Saigon năm xưa, khi xem cine ở rạp Rex. Hồi ấy, trước khi vào phim chính, rạp hay cho chiếu tin tức, phần thời sự quốc tế, lúc ấy tôi nhớ là ngày cả nước Pháp đưa đám tang La Môme Piaf, biệt danh của Edith Piaf (meaning “the little sparrow”). Còn nhớ rõ trên màn hình, trong trời đông tuyết của Paris, đoàn người đưa đám dài dằng dặc chậm theo nhau trên đại lộ Champs-Élysées, theo nhịp hát của Adamo, bài Tombe La Neige, bài hát về tuyêt rơi, rất hợp cảnh lúc bấy giờ, hình ảnh và âm nhạc thấm vào lòng mình đến bây giờ còn như in. Cám ơn Kẻjazz đã mang về một ký ức đẹp.
Dục
LikeLike
Cám ơn bạn đã chia xẻ kỷ niệm. NT vẫn nhớ hoài những news clips ngày đó. Trong bài có câu “ Ce soyeux cortège tout en larmes blanches” mà ngày trước đã được dịch là “đâu đây đám tang u buồn, mắt ai vương lệ thẩn thờ”. Hình ảnh vẻ ra rất tuyệt nhưng mình chẳng thấy ăn nhậu gì với cảnh tuyết rơi. Nhưng lúc bạn diễn tả đám tang của EP, mình nhận ra có lẽ lời dịch này đã bị ảnh hưởng từ đoạn film đó chăng? Chúc bạn một cuối tuần vui vẻ. NT
LikeLike
Love NT’s singing here.
I did a little Google search and this link explains very well the naming of the months in Viet.
https://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/tai-sao-noi-mot-chap-gieng-hai-n20180212111415458.htm
LikeLike
Thank you, Paul, and also for the bit about our custom of calling the lunar months. It’s funny that we just use them without ever knowing why, even when it was begging for an explanation. Peace, my friend. NT
LikeLike