Mắt Lệ

Nguyên tác: Misty
Nhạc: Errol Garner
Lời: Johnny Burke
Lời Việt: Lê Vũ
Trình Bày: Nguyễn Thảo
Hòa Âm & Phối Khí: Lê Vũ
Ghi âm & final mix: LeVuMusic Studio
Photo & graphics: MarcMarc

NT:  Bỗng nhiên, một ngày đẹp trời, tôi nhận được email của bạn với một nhạc phẩm rất quen thuộc trong giới Jazz.  Tôi hơi ngạc nhiên là mặc dù bạn đang bị tôi tấn công tới tấp với hòa âm, ghi âm, mixing và post-production, mà vẫn có giờ để dịch nhạc.  Có lý do gì?  Hay duyên cơ gì?

LV:  Cách đây khá lâu tôi tình cờ vớ được một tập nhạc dậy piano.  Tò mò xem thì thấy bài Misty này.  Lần theo giai điệu thì tôi rất ngạc nhiên với cách chuyển hợp âm của bài: hoàn toàn ra ngoài những khuôn khổ thường tình trong vốn liếng nhạc hạn hẹp của tôi. Ngày đó tôi không khỏi so sánh cái cố định dễ đoán của dòng nhạc Việt với cái lưu hoạt kỳ lạ của nhạc Jazz tại xứ Mỹ.  Sau này tôi lại cho rằng có lẽ một phần vì ngôn ngữ Việt với trắc bằng khiến cho việc phát triển của giai điệu không được tự do, phóng khoáng như nhạc viết bằng Anh ngữ chăng? Nhưng nếu thế thì sao nhạc của những nước Âu châu cũng không được khoát đạt như vậy? Không có câu trả lời.

NT:  Cũng có thể, vì theo một số nhạc sĩ Mỹ thì ngôn ngữ địa phương ta đã làm thanh quản người Á Đông phát triển khác, nên chất giọng không có độ dày cũng như thiếu âm vực.  Bởi vì thế, trên thị trường quốc tế, ca sĩ Á Đông không được nổi tiếng ngoài trừ vài ca sĩ xuất xứ từ Phi Luật Tân, nơi Anh Ngữ hầu như là tiếng phổ thông.  Riêng trong dịch thuật, tôi rất đồng ý với bạn là năm dấu, sáu âm, thêm vào luật vần, đã làm tôi điên đảo bao lâu nay.  Tôi có thể hiểu được vì sao nhạc Việt thiếu tính phức tạp, phải chăng vì âm sắc quá nhiêu khê.  Thêm vào đó, dân tộc tính đề cao điểm đồng hóa, và ngược lại trên quan niệm phát triển cá nhân.  Cho nên sáng tạo trong nghệ thuật của Á Đông hầu như không được chú trọng, ngoài trừ đi theo những “sáng tạo” có sẵn.  Tôi mừng cho bạn đã dám dấn thân vào khu vực ít người vãn lai này.

LV:  Tôi quyết định dịch bài này vì nó đã ảnh hưởng đến quan niệm về Jazz của tôi ngày đó.  Thế nhưng tôi lao đao với lời dịch suốt mấy tuần vì không tìm được câu dịch thỏa đáng cho chính những nốt nhạc đầu.  Vì thế cho nên cuối cùng cũng phải nhờ bạn giúp một vài ý kiến.

NT:  Tôi nhớ ra rồi.  Bạn viết: “Bỗng bất ngờ nhìn ra anh bỡ ngỡ như chú nai tơ xa bầy”.  Nghe rất Huy Cận, tuy hình tượng đó rất gần với nguyên tác “chú mèo con kẹt trên cây”.  Xin lỗi, tôi hơi dị ứng với “lứa tuổi thích ô-mai” trong thời điểm này, nên tôi phải đổi lời của bạn.  Thế thôi.  Ngoài ra, lời dịch của bạn thật tuyệt vời.

Mắt Lệ

Biết đâu ngờ vì sao anh bỡ ngỡ như thú hoang xa lạc bầy
Và hồn anh vụt bay chót vót lên ngọn cây
Anh thật không có ngờ
Anh rưng mắt lệ
Được cầm tay em yêu dấu

Bước chân thầm
Chợt nghe đâu thánh thót bao tiếng tơ rung dịu dàng
Hoặc chỉ là niềm êm ái trong tiếng em nói 
Giây chùng buông tiếng nhạc
Anh rưng mắt lệ
Được bên em dấu yêu

Người  đời xem em ma quái em mê hoặc anh
Nhưng anh muốn hoan say bên em luôn cõi đời anh
Người yêu ơi anh đang lang thang như người mơ
Theo em từng bước chân miệt mài

Cõi riêng mình
Một mình anh cất bước trong cõi riêng tư tuyệt vời
Chắng cần theo một phương hướng anh đi về đâu
Mưa nhòa hay gió bụi anh đây chẳng màng
Vì lòng anh có em

Misty

Look at me
I'm as helpless as a kitten up a tree
And I feel like I'm clinging to a cloud
I can't understand
I get misty, just holding your hand

Walk my way
And a thousand violins begin to play
Or it might be the sound of your hello
That music I hear
I get misty the moment you're near

You can say that you're leading me on
But it's just what I want you to do
Don't you notice how hopelessly I'm lost
That's why I'm following you

On my own
Would I wander through this wonderland alone
Never knowing my right foot from my left
My hat from my glove
I'm too misty and too much in love

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: