Tàn Giấc Mơ

Nguyên tác: Boulevard of Broken Dreams
Nhạc: Harry Warren
Lời: Al Dubin
Lời Việt: Nguyễn Thảo
Trình Bày: Nguyễn Thảo
Hòa Âm & Phối Khí: Lê Vũ
Ghi âm & final mix: LeVuMusic Studio
Photo by MarcMarc & Jhane Hoang
Graphic Design: MarcMarc

LV:  Thoạt tiên nghe được Boulevard of Broken Dreams trong một CD nhạc của Diana Krall tôi đã yêu chuộng giai điệu dễ lọt tai này.  Sau đó lúc chuẩn bị những bài hát đầu cho nhóm KẻJazz tôi lại được nghe live Diana Krall trong bài này, thế là đề nghị bạn dịch nó ngay.  Khi tìm tài liệu trên mạng thì vỡ lẽ ra là nhạc phẩm này thường được trình bầy theo điệu tango.  Giai điệu và cách bỏ nhịp, bỏ nốt của bài cũng mang rõ nét tango.  Lúc khám phá ra, ý định đầu tiên của tôi là bỏ bài này.  Tôi không nghĩ là mình có thể chuyển một bài nhạc tango qua jazz.  Nhưng tôi lại băn khoăn vì bạn đã bỏ công để hoàn thành việc dịch bài qua lời Việt.  Một công việc không dễ dàng.  Vì thế nên tôi đã quyết định hoàn tất hòa âm cho nhạc phẩm này.  Để chuyển qua thành jazz ballad tôi cho bài chậm lại và dùng những hợp âm có những nốt nửa bậc như 7b9, 7b5, m6b5 để tạo nên những áp lực phá cách trước chủ âm của bài. Tôi dùng tiếng kèn oboe để dẫn dắt, đưa đẩy với tiếng hát ở những stanza nhỏ, tạo nên một đối thoại riêng trong bài.  Guitar điện và sax được cho vào điệp khúc khi chord progression trở thành hài hòa, dễ nghe hơn.  Có thể nói đây là cố gắng để jazz hóa một nhạc phẩm có khuynh hướng pop hơn jazz.

NT: Tôi rất đồng ý với bạn; nhạc phẩm này là một loại nhạc easy listening một thời.  Nhưng tôi cũng đã nghe nhiều phiên bản trình bày theo kiểu jazz hoặc blues.  Có lẽ ý nhạc là điều đã thúc đẩy tôi trong việc dịch thuật ca khúc này.  Thường thường chúng ta hay nghe nhạc viết về tình yêu; bài nhạc này lại vẽ cho ta một hình ảnh bi đát của người buôn phấn bán hương.  Một thứ “tình” được mua được bán.  Tôi có cảm tưởng nghề ca hát cũng chia xẻ một phần nào đó cái bạc bẽo này.  Ai cũng biết sau lớp phấn son ấy là bao nhiêu dấu vết của những giọt nước mắt xót xa?

Tôi rất phục hoà âm của bạn.  Mang rất nhiều kịch tính mà vẫn có âm hưởng jazz, hoặc ít ra nó đã gầy dựng được không khí của thập niên ’30, ’40.  Và tiếng trống nghe như những bước chân uể oải trên con đường tối đen: đại lộ của những trái tim đã hết rung động, những giấc mơ đã vỡ vụn tan tành.

Tàn Giấc Mơ

Tôi còn đi mãi trên lề đường phố ấy
Con đường tan vỡ ước mơ bao người
Trong màn sương sớm, trong mùi son tàn
Không cần say đắm, không cần ngỡ ngàng
Cho người quên những giấc mơ lỡ làng

Tôi cười, tôi khóc, đêm rồi ngày trôi qua
Trong vòng tay đã tan bao giấc mộng
Trong màn sương sớm, trong mùi son tàn
Nhưng mà trong mắt xót xa đôi hàng
Khi còn trên gối giấc mơ lỡ làng

Vì nơi đây còn tôi hoài trông mong
Còn lê bước trên lề phố khuya
Mà hồn tôi thì quên đâu nơi nao
Thành phố tháp chuông giáo đường cao

Ân tình tôi đấy, vay mượn vài giây thôi
Ai nào xin giữ thêm cho lâu dài
Trong màn sương sớm, trong mùi son tàn
Vẫn còn câu hát, bước chân nhịp nhàng
Trên đường phố những giấc mơ lỡ làng

Boulevard of Broken Dreams

I walk along the street of sorrow
The boulevard of broken dreams
Where gigolo and gigolette
Can take a kiss without regret
So they forget their broken dreams

You laugh tonight and cry tomorrow
When you behold your shattered dreams
And gigolo and gigolette
Awake to find their eyes are wet
With tears that tell of broken dreams

Here is where you'll always find me
Always walking up and down
But I left my soul behind me
In an old cathedral town

The joy that you find here you borrow
You cannot keep it long it seems
But gigolo and gigolette
Still sing a song and dance along
Boulevard of broken dreams

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: